Viêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị viêm mũi dị ứng.
Viêm mũi dị ứng chiếm 32% trong số các bệnh lý liên quan tới tai – mũi – họng tại nước ta. Bụi bẩn, khói thuốc, nước hoa, hải sản, vẹo vách ngăn mũi hay thời tiết thay đổi,…đều là những tác nhân có thể gây bệnh lý này. Viêm mũi dị ứng có lây không? Có chữa trị, khắc phục được không? Tất cả sẽ được hé lộ trong bài viết.
Nội dung bài viết
I – Thông tin về viêm mũi dị ứng
Theo nhiều báo cáo y khoa, trên thế giới có tới 10 – 15% dân số mắt bệnh lý về hô hấp. Trong đó, viêm mũi dị ứng (tên tiếng anh Allergic Rhinitis) là một trong những bệnh lý thường xuyên gặp phải, nhất là tại Việt Nam.
1. Viêm mũi dị ứng là gì? Có di truyền không?
Bệnh lý này là hiện tượng niêm mạc mũi bị viêm bởi tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng (dị nguyên) đường hô hấp. Đấy chính là dạng phản ứng cơ thể nhằm chống lại tác nhân dị nguyên gây ra bệnh.
Viêm mũi dị ứng có di truyền, nếu trong nhà có người mắc thì tới 70% di truyền cho con cái. Do vậy cần chữa trị dứt điểm để tránh lây nhiễm cho những thế hệ sau.
2. Nguyên nhân và biểu hiện của viêm mũi dị ứng
Có rất nhiều tác nhân dẫn tới loại bệnh lý tai – mũi – họng này. Do vậy, các bạn cần nắm rõ các nguyên nhân và những biểu hiện của tình trạng này để hạn chế tối đa rủi ro mà nó mang lại.
→ Nguyên nhân gây bệnh
- Tác nhân môi trường
Môi trường ô nhiễm, khói bụi, phấn hoa, thời tiết thay đổi, mưa bão,…có thể khiến gây ra tình trạng nêu trên. Bởi chúng có thể ảnh hưởng tới màng lót trong mũi và gây ra viêm.
- Nấm mốc – khói thuốc – mỹ phẩm
Những yếu tố này có thể tạo thành các bào tử trong không khí và gây dị ứng. Do vậy, nên hạn chế tiếp xúc để tránh tình trạng bị viêm mũi nặng.
- Thức ăn gây dị ứng
Một số loại hải sản như tôm, cua, mực,…có thể gây viêm mũi bởi chúng có chứa protein lạ, khi ăn vào sẽ dễ sản sinh kháng nguyên gây dị ứng.
Các tác nhân có thể gây bệnh khác:
- Vẹo, lệch vách ngăn mũi
Có thể các bạn chưa biết, vẹo cách ngăn mũi có thể tạo những điểm kích thích tại hốc mũi, gây ra ngạt mũi, ngứa và viêm mũi.
Những tình trạng nghẹt mũi, nhức đầu do lệch vách ngăn mũi để lâu có thể khiến viêm xoang, thậm chí là ảnh hưởng tới tim mạch và trí nhớ.
→ Biểu hiện của bệnh:
Dạng bệnh lý này có rất nhiều biểu hiện khác nhau và gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người bệnh. Trong đó phải kể tới:
- Thường xuyên hắt hơi, nghẹt mũi
- Ngứ mũi, cổ họng, ngứa và chảy nước mắt
- Ho, đau đầu, mệt mỏi, phát ban
- Quầng thâm bọng mắt
- Chảy máu cam, gây hôi miệng, viêm xoang…
Cần cảnh giác với các triệu chứng của bệnh.
3. Các đối tượng thường mắc viêm mũi dị ứng
Bệnh lý này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, tuy vậy tập trung nhiều nhất ở các đối tượng như:
- Trẻ em, nhất là những bé 5 tháng tuổi
- Phụ nữ khi mang thai và cho con bú
- Đối tượng bị vẹo, lệch vách ngăn mũi
- Đối tượng thẩm mỹ mũi hỏng,…
II – BA dạng viêm mũi dị ứng cơ bản hiện nay
Đây là bệnh lý có cơ chế, không phải bệnh truyền nhiễm, do vậy không lây từ người này qua người khác. Tuy nhiên, để phòng và trị bệnh hiệu quả, các bạn cần hiểu và nắm rõ các loại viêm mũi cơ bản.
1. Viêm mũi dị ứng thời tiết
Đây là một trong những dạng viêm mũi thường xuyên xảy ra nhất, bởi nó liên quan tới biến động hoặc thay đổi của thời tiết, mùa trong năm.
Viêm mũi dị ứng theo mùa có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, vì thế người bệnh cần chủ động phòng ngừa thích hợp. Bởi mỗi khi giao mùa, hệ miễn dịch yếu, các loại vi khuẩn dễ thâm nhập vào cơ thể gây ra viêm mũi.
2. Viêm mũi dị ứng cấp tính
Đây là dạng viêm mũi tái phát không theo chu kỳ và chúng xuất hiện đột ngột khi người bệnh gặp phải các tác nhân gây dị ứng như dị ứng thuốc, bệnh học, phấn hoa, nấm mốc hay thực phẩm,…
3. Viêm mũi dị ứng mãn tính
Đây còn được gọi là viêm mũi quanh năm, có các triệu chứng viêm mũi kéo dài. Đây là dạng rất nguy hiểm, bởi nó sẽ khiến tình trạng nghẹt mũi xảy ra liên tục, dẫn tới ù tai, kèm nhức đầu, nặng đầu.
Nhiều trường hợp bị viêm mũi dị ứng nặng có thể dẫn tới loạn khứu giác, ngủ ngáy và thậm chí gây viêm mũi dị ứng bội nhiễm và viêm xoang.
III – Cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất
Hẳn tất mọi người đều băn khoăn liệu viêm mũi dị ứng có chữa được không? Đây là bệnh lý hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm nếu tìm ra phương pháp thích hợp.
Có rất nhiều cách để chữa trị, tuy vậy các bạn nên xem xét tình trạng bệnh để áp dụng giải pháp thích hợp nhất cho bản thân.
1. Cách chữa viêm mũi dị ứng dứt điểm tại nhà
Đối với các trường hợp viêm mũi do thời tiết lạnh, tác nhân gây dị ứng, việc chữa bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà. Dưới đây là những mẹo chữa dân gian và hiện đại cực kỳ an toàn và mang lại hiệu quả cao:
Cách 1: Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối
Pha muối và nước theo tỉ lệ 9g muối – 100ml nước hoặc tiện hơn có thể mua nước muối tại tiệm thuốc. Cách làm này có thể áp dụng ở bà bầu, trẻ sơ sinh bởi có thể trị dứt điểm bệnh mà không dùng thuốc.
- Bước 1: Nghiêng đầu sang phải để xịt mũi trái và làm ngược lại với mũi phải
- Bước 2: Đưa vòi xịt của xilanh vào mũi và xịt nhẹ để tránh nước vào mũi nhiều. Lưu ý cần há to miệng để muối không chảy vào tai. Mỗi mũi thực hiện bước này 2 lần để đạt hiệu quả.
- Bước 3: Không hỷ mạnh mũi, bởi sẽ khiến dịch nhầy chảy sang các khoang kế bên, gây tình trạng viêm xoang.
Cách 2: Chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi
Để có được hũ rượu tỏi “thần thánh” các bạn chuẩn bị khoảng 50g tỏi khô, 100ml rượu trắng, 1 hũ thủy tinh để làm rượu tỏi.
- Cách làm rượu tỏi trị viêm mũi:
Tỏi bóc vỏ, xay nhuyễn rồi đổ rượu vào và ngâm tới khi chuyển sang màu nước trà đậm. Sau khoảng 10 ngày là có thể sử dụng.
- Hướng dẫn thực hiện:
Mỗi ngày các bạn dùng 2 lần rượu tỏi vào buổi sáng trước khi ăn và tối trước khi đi ngủ, mỗi lần khoảng 1 thìa cà phê là được. Để dễ uống hơn, các bạn nên pha rượu với nước ấm.
Ngoài rượu tỏi, các bạn có thể dùng rượu gừng theo. Cách làm này đã được nhiều người áp dụng và thành công đấy nhé.
Những cách làm này đã được nhiều người áp dụng hiệu quả.
Cách 3: Tập Yoga chữa viêm mũi dị ứng thời tiết
Không chỉ giúp cơ thể dẻo dai Yoga còn hữu ích rất nhiều trong việc chữa trị nhiều bệnh lý tai – mũi – họng, trong đó có viêm mũi. Các bạn có thể áp dụng bài tập sau:
- Bước 1: Ngồi thẳng lưng, hai chân đặt sát nhau và duỗi ra trước
- Bước 2: Nâng 2 tay lên khỏi đầu và từ từ gập người về trước, khi bàn tay nắm lấy ngón chân thì dừng lại
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong 3 phút, kết hợp thở thật chậm và sâu.
Cách 4: Sử dụng thuốc xịt viêm mũi dị ứng
Sử dụng thuốc xịt được xem là cách làm hiệu quả được nhiều người áp dụng bởi tính tiện dụng. Hiện thị trường có rất nhiều loại khác nhau, các bạn có thể tham khảo một số loại thuốc xịt của Nhật như AG, Nazal.
Ngoài ra, một số loại thuốc xịt khác cũng khá phổ biến như: Aladka, otrivin, coldi-B, Hadocort D,… có thể mua tại các hiệu thuốc.
Các nhóm thuốc kháng histamine có thể đẩy lùi viêm mũi.
Cách 5: Sử dụng thuốc uống
Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì là thắc mắc của rất nhiều người, các bạn có thể tham khảo một số loại thuốc để giảm các triệu chứng như:
- Thuốc kháng Histamine – Aerius: Đây là loại thuốc phổ biến nhằm ngăn chặn sản sinh Histamine gây bệnh và giảm nhanh triệu chứng của viêm mũi như: hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, đỏ mắt, ngứa họng,…
- Xylometazoline: Làm co mạch và chống nghẹt mũi hiệu quả. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Cách 6: Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông Y
Các bài thuốc Đông Y trước giờ vẫn nổi tiếng bởi có khả năng chữa trị bệnh hiệu quả. Các bệnh lý hô hấp, tai – mũi – họng cũng sẽ thuyên giảm nếu các bạn áp dụng đúng cách.
- Bài thuốc từ bột ké đầu ngựa
Lấy khoảng 500g quả ké đầu ngựa khô, sao vàng và tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 6 – 10g, chia thành 2 lần trước bữa ăn.
- Bài thuốc từ siro – bèo cái
Dùng 250g bèo cái tươi, rửa sạch, bỏ rễ và lá vàng, sau đó giã lấy nước. Pha siro với nước bèo cái để uống hàng ngày.
2. Cách chữa viêm mũi dị ứng do bị lệch vách ngăn mũi
Vẹo vách ngăn mũi chính là tác nhân gây ra các triệu chứng của viêm mũi như nghẹt mũi, khó thở, ngứa mũi,…Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của người bệnh.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng này do sống mũi lệnh bẩm sinh, do tai nạn và do phẫu thuật thẩm mỹ hỏng.
Dù là do đâu thì việc khắc phục tình trạng này cũng rất cần thiết, bởi nếu để lâu có thể khiến tình trạng viêm mũi dị ứng trở nên nặng hơn và mang tới những biến chứng nguy hiểm.
Lệch vách ngăn mũi có thể khiến tình trạng viêm mũi nặng hơn.
Cách trị thông thường để trị bệnh là dùng thuốc kháng sinh hay kháng viêm, tuy nhiên giải pháp này chỉ mang tính tạm thời. Để khắc phục dứt điểm tình trạng này, cần phải có kỹ thuật can thiệp và sụn vách ngăn mũi.
Hiện chỉnh sửa toàn bộ cấu trúc mũi bằng kỹ thuật Nâng mũi cấu trúc 4D đang là giải pháp “vàng” trị viêm mũi dị ứng do vẹo vách ngăn và được áp dụng độc quyền tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam.
Dựa vào tình trạng của mỗi người, qua thăm khám, các bác sĩ tại đây sẽ tư vấn và chỉ định kỹ thuật chỉnh sửa thích hợp.
Phương pháp chỉnh vẹo vách ngăn mũi dứt điểm bằng công nghệ độc quyền tại Kangnam.
→ Đối với trường hợp mũi bị lệch bẩm sinh
Trường hợp này, bác sĩ tại Kangnam sẽ bóc tách và chỉnh sửa sụn vách ngăn mũi. Cách thức thực hiện như sau:
- Vách ngăn cong sang 1 bên
Các bác sĩ sẽ cắt bỏ phần vách ngăn mũi, sau đó điều chỉnh vách ngăn thẳng với trụ mũi. Nhờ đó mũi sẽ thẳng và đầy lùi tình trạng ngạt mũi, khó thở.
Hình ảnh trước và sau khi phẫu thuật sửa mũi lệch vách ngăn.
- Vách ngăn bị lệch ở trụ mũi
Các bác sĩ sẽ tách toàn bộ phần sụn ở trụ mũi, sau đó dùng sụn tự thân để cố định phần sụn bị vẹo thẳng lại. Sau đó, tiến hành kỹ thuật nâng mũi cấu trúc 4D – chỉnh xương để bào mòn điểm xương bị gồ, lệch rồi đưa sụn tự thân vào trong mũi.
→ Trường hợp mũi bị lệch do chấn thương, phẫu thuật hỏng
Đây là ca phẫu thuật chỉnh sửa mũi lệch phức tạp bởi nó liên quan tới nhiều phần khác nhau tại mũi. Do vậy, trước khi tiến hàng, các bạn sẽ trải qua kiểm tra trực tiếp tại Kangnam để các bác sĩ đưa ra phương pháp chỉnh hình phù hợp nhất.
Mũi cong vẹo chữ S do phẫu thuật hỏng – Mũi đẹp cân đối, hài hòa với gương mặt
Thông thường, trường hợp này sẽ được chỉ định dùng kỹ thuật Nâng mũi cấu trúc 4D bằng sụn tự thân. Cùng với đó, trong quá trình thực hiện, các các bác sĩ sẽ điều chỉnh vách ngăn, khắc phục mũi lệch.
Kỹ thuật này sẽ khắc phục mọi khuyết điểm của phương pháp nâng mũi thông thường và đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn tối ưu.
>>Xem ngay VIDEO<<<
Bác sĩ đánh giá chuyên môn về kết quả sau một ca nâng mũi cấu trúc chỉnh xương
Kết quả trị viêm mũi dị ứng do mũi lệch tại Kangnam thực sự mang lại hiệu quả và thuyết phục được đông đảo khách hàng. Không chỉ khắc phục tối đa khuyết điểm về thẩm mỹ mà còn giúp cải thiện tình hình sức khỏe cho khách hàng.
IV – Các câu hỏi thường gặp về viêm mũi dị ứng
Những ai gặp phải bệnh lý này hẳn có rất nhiều thắc mắc và băn khoăn, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm lời giải cho bản thân mình.
#1. Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?
Mặc dù không đe dọa trực tiếp tới tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống hàng ngày của người mắc phải. Đặc biệt là các triệu chứng bệnh như: ngạt mũi, hắt hơi, khó thở,…
Cùng với đó, nếu bệnh kéo dài, không được chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn tới các bệnh nguy hiểm như viêm mũi cấp, viêm xoang dị ứng, polyp mũi,…
Viêm mũi có thể dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm về hô hấp.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, nếu gặp tình trạng này cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi và trẻ nhỏ.
Do vậy, các bạn cần có biện pháp phòng tránh và chữa trị kịp thời để hạn chế tối đa mối nguy hại do bệnh lý này gây ra.
#2. Nên ăn gì khi bị viêm mũi dị ứng?
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phòng và trị viêm mũi bệnh. Do vậy, ngoài việc dùng thuốc, các bạn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học để đạt được hiệu quả tốt nhất.
→ Các thực phẩm nên ăn
- Nhóm rau quả giàu vitamin C: cà rốt, cam, bưởi, táo,…
- Nhóm thực phẩm có tính ấm: Gừng, tỏi, gạo, đường đỏ,…
- Rau chứa nhiều tinh dầu: rau mùi, bạc hà,…
- Nhóm giàu omega-3: Cá hồi, nục, mòi,…
Phòng bệnh quan trọng như chữa bệnh.
→ Các thực phẩm kiêng ăn
- Thức ăn có tính lạnh – tanh: tôm, cua, mực,
- Sữa, thịt mỡ
- Đồ cay nóng: tiêu, ớt, mì tôm
- Hoa quả dễ gây dị ứng: lê, dưa hấu, các loại hạt,..
#3. Cách phòng tránh bệnh?
Để hạn chế tối đa ảnh hưởng do bệnh gây ra, các bạn cần chủ động phòng ngừa bệnh cũng như đẩy lùi tác nhân gây bệnh. Cần chú ý những điều sau:
- Hạn chế tiếp xúc với động vật, nhất là chó mèo
- Giữ vệ sinh mũi
- Tập thể dục nhằm nâng cao sức đề kháng
- Chế độ ăn uống hợp lý
- Bỏ các loại nước hoa có mùi gây dị ứng
- Tránh xa rượu bia, khói thuốc
- Mặc ấm vào mùa đông
- Chữa trị bất thường cấu trúc mũi như: gai, vẹo vách ngăn
- Hạn chế bị Stress
- Gặp bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu bệnh,…
Trên đây chính là toàn bộ những thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng cũng như một số hướng điều trị thích hợp. Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6466 để được giải đáp.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
TƯ VẤN 24/7: 1900.6466
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
- Nâng mũi ăn bánh bao được không? Lỡ ăn trứng trong bánh bao rồi có sao không?
- Nâng mũi bao lâu thì đẹp? Có được vĩnh viễn không?
- Nâng mũi S line sửa hiệu quả mọi khuyết điểm mũi – Mũi cao thẳng đẹp chuẩn Hàn
- Người mũi to (mũi bự) tướng số như thế nào? Cách sửa mũi to “đổi vận” tướng số
- Cắt cánh mũi bao lâu thì lành, hết sưng và đẹp tự nhiên? Liệu có để lại sẹo không?
- Hướng dẫn thu gọn cánh mũi không cần phẫu thuật ngay tại nhà!