Nâng mũi có nên đi lại nhiều không? Phải kiêng đi lại bao lâu?
Có khá nhiều người do tính chất công việc hoặc nhiều lý do mà cần phải di chuyển, đi lại thường xuyên. Do vậy vấn đề sau khi nâng mũi có nên đi lại nhiều không, có ảnh hưởng gì không là nỗi băn khoăn của nhiều khách hàng. Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây
Nội dung bài viết
I – Nâng mũi có nên đi lại nhiều không?
Theo bác sĩ tại chuyên khoa mũi BVTM Kangnam, khách hàng sau khi nâng mũi cần phải kiêng đi lại nhiều trong ít nhất 3 – 4 ngày đầu tiên.
Và trên thực tế ngay sau khi phẫu thuật sửa mũi, rất ít trường hợp khách hàng cảm thấy thích đi lại hoặc hoạt động nhiều. Lý do là cơ thể vừa trải qua phẫu thuật, do đó sẽ tương đối mệt và đang bị cơn đau ghé thăm.
Tuy rằng khó chịu như vậy nhưng đây quả là điều rất tốt, bởi khách hàng nên hạn chế mọi hoạt động có khả năng khiến nhịp tim hoặc huyết áp tăng cao, bao gồm cả việc đi lại.
Khi nhịp tim hay huyết áp tăng lên sẽ khiến dòng máu lưu thông mạnh hơn, từ đó khiến mũi bị sưng bầm và tím nhiều hơn, thậm chí còn có thể khiến chỉ khâu bị bục ra.
Do đó trong những ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bạn nên hạn chế tối đa việc đi lại nhiều. Ngoài ra thời gian chữa lành vết thương ở mỗi người là khác nhau, vì thế khó để dự đoán chính xác thời gian bạn có thể trở về cuộc sống bình thường sau phẫu thuật, thế nhưng thời gian trung bình luôn chỉ dao động từ 1 – 2 tuần.
II – Những lưu ý cần nhớ khi đi bộ sau nâng mũi
Trên lý thuyết thì bác sĩ luôn dặn bạn phải kiêng đi bộ nhiều sau khi nâng mũi tối thiểu 2 tuần, tuy nhiên thực tế có nhiều người không thích ngồi im 1 chỗ và tiến hành đi lại nhiều chỉ sau vài ngày.
Việc đi lại sau khi sửa mũi không hẳn quá bất lợi, ngược lại nó cũng có tác dụng khiến máu dễ lưu thông hơn. Thế nhưng bạn cần chú ý tới 1 vài vấn đề sau:
♦ Đi bộ chậm rãi & nghỉ khi mệt
Sau khi sửa mũi, hãy đi lại thật chậm rãi và chia thành nhiều chặng ngắn, ví dụ bạn có thể đi bộ 5 phút xong dừng lại nghỉ 5 – 10 phút rồi đi tiếp.
Điều quan trọng là bạn cần lắng nghe cơ thể mình, tránh để cơ thể trở nên nóng mệt. Nếu ham đi lại quá nhiều khiến nhịp tim tăng cao đồng nghĩa với việc bạn đang tự làm hại cơ thể chính mình.
♦ Đi bộ tránh khu vực ô nhiễm, khói bụi
Nếu muốn đi bộ tại thời điểm mới phẫu thuật sửa mũi xong vài tuần thì bạn cần tránh các khu vực ô nhiễm & nhiều khói bụi.
Bởi đây vẫn là thời gian nhạy cảm, mũi không nên bị ảnh hưởng bởi những loại bụi bẩn hay không khí ô nhiễm. Điều này sẽ tăng cao tỷ lệ mũi bị nhiễm trùng do vết thương chưa lành hoàn toàn.
Tốt nhất bạn nên đi bộ trong công viên, trong phòng tập hoặc sắm một chiếc máy đi bộ và đi lại ngay bên trong nhà của mình.
♦ Đi bộ tránh các khu vực có khả năng xảy ra va chạm
Nhiều người thường có thói quen đi bộ tại khu vực đông người hoặc thậm chí ngay trên đường phố, nơi có mật độ dòng xe đông đúc.
Để đảm bảo an toàn cho mũi ở mức cao nhất, bạn cũng nên tránh tới những nơi như vậy để đi lại. Đôi khi tai nạn có thể tới rất bất ngờ & bạn hoàn toàn không thể lường trước được.
Ví dụ như khi bạn đi trong khu tập thể dục của người dân, nghe có vẻ rất an toàn thế nhưng đôi khi vô tình lại đi sau 1 người cũng đang đi bộ và vung tay rộng, nếu không chú ý có thể tay họ sẽ va chạm với mũi của bạn. Đặc biệt là khi bạn đi bộ cùng người khác & đang mải trò chuyện.
III – Cần kiêng thêm những gì ngoại trừ đi lại nhiều sau nâng mũi?
Bên cạnh cần kiêng đi lại sau khi nâng mũi thì cũng có khá nhiều vấn đề khác bạn cần lưu ý sau khi sửa mũi, cụ thể như sau
♦ Chăm sóc và vệ sinh mũi cẩn thận
Vệ sinh và làm sạch mũi hàng ngày rất quan trọng, nó sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn đang bị bám lại ở lông mũi. Đặc biệt là những ngày bạn ra ngoài đi bộ, tập thể dục thì lượng chất bẩn trong mũi sẽ càng nhiều hơn.
Bạn nên mua một số loại bình xịt nhẹ (có thể tận dụng lọ xịt ngạt mũi) để tiến hành rửa mũi trong những ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật. Chú ý không dùng tay day mũi hoặc thọc vào bên trong để vệ sinh.
♦ Kiêng thực phẩm gây hại cho vết thương
Có khá nhiều loại thực phẩm mà chúng ta thường sử dụng hàng ngày được khuyến cáo không nên ăn sau khi phẫu thuật, bao gồm: rau muống, thịt bò, gà và trứng. Những loại thực phẩm này có thể sẽ ảnh hưởng tới vết thương và khiến nổi sẹo lồi.
♦ Tái khám định kỳ theo lịch của bác sĩ
Điều quan trọng nhất khách hàng cần chú ý sau khi sửa mũi là nhớ lịch tái khám mà bác sĩ dặn. Những buổi tái khám rất quan trọng để bác sĩ kiểm tra, đánh giá và khắc phục sớm những vấn đề xấu có thể xảy ra.
Chuyên khoa mũi BVTM Kangnam luôn cung cấp riêng cho khách hàng sử dụng dịch vụ tại bệnh viện những lời khuyên về chế độ tự chăm sóc sau khi sửa mũi.
Những khuyến cáo này được cung cấp bởi chính các bác sĩ trực tiếp điều trị cho khách hàng. Do vậy mỗi lời khuyên cho từng người sẽ khác nhau và cực kỳ phù hợp với chính người đó.
Qua bài viết nâng mũi có nên đi lại nhiều không mong rằng bạn đã nắm được nhiều thông tin hữu ích nhất. Những thắc mắc hay câu hỏi cần giải đáp vui lòng gọi tới tổng đài 1900.6466 để được hỗ trợ nhanh.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
TƯ VẤN 24/7: 1900.6466