Ngạt mũi/ Tắc mũi/ Nghẹt mũi là gì? Cách trị nghẹt mũi khó thở hiệu quả nhất!
Nghẹt mũi/Tắc mũi là tình trạng xảy ra phổ biến ở bất kì ai và có xu hướng ngày càng tăng tại Việt Nam, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và bà bầu. Ngạt mũi mang đến rất nhiều triệu chứng khó chịu như mất ngủ, khó thở, ù tai… nếu kéo dài lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hiểu rõ điều đó, bài viết này chúng tôi sẽ tập trung giải đáp những thông tin liên quan đến nguyên nhân, dấu hiệu và quan trọng là 8 cách trị nghẹt mũi dứt điểm.
Nội dung bài viết
- I – Thông tin cần phải biết về ngạt mũi
- II – Mách bạn 8 cách trị nghẹt mũi tại nhà hiệu quả
- #1. Cách chữa ngạt mũi bằng tỏi
- #2. Chấm dứt nghẹt mũi khó thở với phương pháp bấm huyệt
- #3. Xông hơi điều trị nghẹt mũi về đêm
- #4. Xịt rửa mũi để giảm tắc mũi
- #5. Cách trị ngạt mũi cho bà bầu bằng mật ong + chanh
- #6. Cách chữa ngạt mũi 1 bên bằng phương pháp dân gian
- #7. Thuốc trị nghẹt mũi cho người lớn – Otrivin
- #8. Vậy bé bị nghẹt mũi phải làm sao? – Dùng khăn ấm
- III – Cách chữa ngạt mũi do cấu trúc mũi bị hỏng
I – Thông tin cần phải biết về ngạt mũi
Nghẹt mũi hay còn gọi là ngạt mũi dù xảy ra thường xuyên và có xu hướng lặp lại khá quen thuộc, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu về nó. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày những thông tin về ngạt mũi:
1. Nghẹt mũi tiếng anh là gì?
Stuffy Nose là bản dịch tiếng anh của nghẹt hay ngạt mũi. Các bác sĩ quốc tế chuyên sâu về mũi đã nhận định:“Nghẹt mũi hay ngạt mũi là tình trạng mũi bị tắc nghẽn ở đường lưu thông hít thở của mũi và buộc phải thở bằng miệng.”
Ngoài ra, nghẹt mũi là phản ứng khi các mạch máu, mô bên trong mũi bị viêm sưng dẫn đến chất dịch nhầy tiết ra quá mức.
2. Nguyên nhân ngạt mũi là do đâu?
Ngạt mũi kéo dài vì đâu? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Cũng giống như những cách chữa bệnh khác, để có phương pháp điều trị hiệu quả bạn phải nắm rõ được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó.
Vì vậy, dưới đây chúng tôi sẽ phân tích cụ thể một số nguyên do chính làm xuất hiện “căn bệnh quốc dân” nghẹt mũi này:
- Ngạt mũi do dị ứng
Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng đây là lý do chính, chiếm tỷ lệ cao dẫn đến tình trạng nghẹt mũi một bên kéo dài.
Cụ thể, là viêm mũi dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một chất gây hại, gây kích ứng. Các tác nhân phổ biến thường là phấn hoa, bụi bẩn và lông da thú cưng…
Cấu tạo và chức năng của mũi bị tổn thương dẫn đến tình trạng ngạt (nghẹt) mũi
Bên cạnh nghẹt mũi, các triệu chứng có thể bao gồm hắt hơi, sổ mũi và ngứa mắt. Không rõ tại sao một số người bị viêm mũi dị ứng, nhưng có tiền sử gia đình bị dị ứng là một yếu tố nguy cơ.
- Nghẹt mũi khó thở do nhiễm vi rút
Cảm lạnh, cảm cúm thông thường với nguyên do là nhiễm virut sẽ dẫn đến tình trạng nghẹt mũi, thở khè khè….Tại Việt Nam, khí hậu nhiệt đới với 4 mùa rõ rệt là môi trường dễ sản sinh và phát triển virut gây ngạt mũi kéo dài. Thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, trẻ em từ 2-5 tuổi.
- Ngạt mũi thai kỳ
Mang thai ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể đặc biệt là chức năng, hình dáng của mũi. Thường khi mang thai, hormone progesterone và estrogen sẽ có dấu hiệu tăng nhanh.
Sự gia tăng hormone có thể gây ra sưng màng nhầy bên trong mũi với các triệu chứng nhẹ là nghẹt mũi và hắt hơi.
Ngạt mũi khi mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến thai nhi
Ngạt mũi ở phụ nữ mang thai, cho con bú có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong chu kỳ thai và thường biến mất sau khi sinh và cai sữa.
- Tắc mũi do cấu trúc mũi bị hỏng
Một số trường hợp sau khi phẫu thuật thẩm mỹ hoặc cấu trúc mũi bẩm sinh khiến mũi bị lệch (dị hình) vách ngăn, dẫn đến chức năng lưu thông khí của mũi bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nghẹt mũi khó thở.
Cụ thể, lớp màng nhầy bên trong mũi bị nhiễm trùng dẫn đến ngạt mũi kéo dài, rất khó chữa trị bằng thuốc.
!Lưu ý: Ngoài ra, căn bệnh này còn chịu ảnh hưởng của một số nguyên nhân như hóa chất môi trường, viêm mũi, viêm xoang, poly mũi hay còn gọi là khối u bẩm sinh đường mũi…
3. Những triệu chứng đi kèm khi bị nghẹt mũi
Khi bị nghẹt mũi, thông thường sẽ đi kèm với những triệu chứng khác, phổ biến nó có thể đi kèm với các triệu chứng khác. Tùy thuộc vào cơ địa và nguyên nhân, ở mỗi người sẽ có những dấu hiệu riêng biệt như:
Nghẹt mũi đi kèm rất nhiều triệu chứng như đau đầu, ù tai, ho có đờm, hắt xì hơi liên tục, không ngủ được…
- Hắt hơi và mũi nhỏ giọt
- Khó thở, mất ngủ về đêm
- Ngạt mũi ù tai
- Tắc (tịt) mũi 1 bên
- Dịch nhầy xanh, đặc chảy ra nhiều
- Đau đầu, chóng mặt, sốt nhẹ
- Ho khan, ho có đờm, tức ngực
- Trường hợp nghiêm trọng chảy máu cam, ngạt mũi liên tục trong thời gian dài
!Lưu ý: Đối với những trường hợp nặng như chảy máu, sốt cao, tức ngực liên tục nhất là ở trẻ sơ sinh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như kén bú, gặp vấn đề hô hấp, chậm nói nghe, thậm chí cảnh bảo tử vong. Hoặc ở phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng sự phát triển bình thường của thai nhi và chính họ.
Vì những lý do và triệu chứng này, bạn cần phải xem ngay những cách chữa trị nghẹt (ngạt) mũi đã được kiểm chứng hiệu quả dưới đây.
II – Mách bạn 8 cách trị nghẹt mũi tại nhà hiệu quả
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tổng hợp ra 6 cách chữa nghẹt mũi dứt điểm, ngay tại nhà mà bất kì chị em nào cũng có thể áp dụng:
#1. Cách chữa ngạt mũi bằng tỏi
Đây là cách chữa ngạt mũi thông dụng, được các bà mẹ áp dụng cho trẻ nhỏ từ 2-5 tuổi. Tinh chất allicin và scordinin từ tỏi đã được các nhà khoa học chứng minh có tính kháng khuẩn, giảm viêm và ngăn chặn các loại vi khuẩn xâm hại.
Chữa ngạt mũi bằng tỏi là bài thuốc dân gian cực kì hữu nghiệm cho trẻ nhỏ
Nhờ đó mà chứng ngạt mũi kéo dài, ngạt mũi đều được giải quyết. Ngoài ra, tinh chất tỏi còn giúp đề kháng cơ thể chống lại các bệnh cảm cúm.
➣ Hướng dẫn cách chữa ngạt mũi, nghẹt mũi 1 bên kéo dài bằng tỏi:
- Bạn cần chuẩn bị 2 đến 3 nhánh tỏi ta, lưu ý nên chọn tỏi chất lượng để đạt hiệu quả cao hơn.
- Kẹp tỏi bằng đũa nhỏ và nướng chín nó lên bằng bếp ga hoặc lò nướng. Bạn nên cho lửa bé và để tỏi cháy vỏ cũng như vừa tới, không bị hăng.
- Dùng cối giã nhỏ tỏi ra và cho thêm 1-2 thìa nước nóng. Sau đó, thổi nguội và uống.
- Bạn nên uống tỏi từ 2-3 lần/ ngày để chấm dứt tình trạng tắc mũi.
#2. Chấm dứt nghẹt mũi khó thở với phương pháp bấm huyệt
Khi bị ngạt mũi khó thở hay đau đầu, ù tại bạn nên thử kết hợp thêm phương pháp bấm huyệt. Cách làm này sẽ giúp lưu thông khí huyết, tác động đến niêm mạc mũi cũng như tạo cảm giác thư giãn, nhẹ nhàng cho người dùng.
Bị nghẹt mũi không ngủ được bạn có thể sử dụng phương pháp bám huyệt từ webtretho
➣ Hướng dẫn cách bấm huyệt để chữa căn bệnh ngạt mũi cho mọi người:
- Mát xa huyệt ấn đường: Bạn dùng 2 đầu ngón tay trỏ ấn nhẹ nhàng ở huyệt đạo trung tâm giữa 2 điểm đầu lông mày.
- Massage vùng cánh mũi: Bạn dùng 2 đầu ngón tay giữa hoặc áp út di chuyển nhẹ nhàng theo hình oval ở 2 bên vùng cánh mũi, nó sẽ giúp bạn điều hòa nhịp thở và khiến đầu được thư giản.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các công thức bấm huyệt thái dương hoặc sống mũi để làm tai bớt ù hơn.
(**Lưu ý: Bà bầu có thể áp dụng cách trị nghẹt mũi bằng bấm huyệt)
#3. Xông hơi điều trị nghẹt mũi về đêm
Với những biểu hiện như nghẹt mũi khi nằm và kèm theo là chảy nước mũi, bạn nên xông hơi ngay. Đây là cách làm phổ biến trên webtretho đã được nhiều chị em kiểm chứng và đánh giá hiệu quả khá nhanh.
Ngạt mũi làm thế nào? bạn không phải quá lo lắng nếu thực hiện xông hơi mỗi tối
➣ Thực hiện:
- Chuẩn bị 2 nhánh tỏi và 1 đến 2 lát gừng tươi làm sạch sẽ. Sau đó đập nhỏ và cho vào nồi đun sôi.
- Dùng 1 cái chăn mỏng hoặc khăn trùm to, phủ kín lên đầu và dùng nổi nước để xông hơi.
- Bạn giữ khoảng cách xông hơi giữa mặt và nồi từ 20-30m, để tinh chất có trong sả và gừng sẽ lưu thông mũi.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần.
#4. Xịt rửa mũi để giảm tắc mũi
Tiếp đến, bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc xịt mũi để vệ sinh cùng mũi khỏi những bụi bẩn, chất dịch gây tắc lỗ hanh thông mũi.
Thuốc xịt này sẽ làm loãng và tái tạo lại chất dịch tự nhiên, cần thiết có trong mũi. Một số loại xịt rửa mũi được bác sĩ khuyên dùng như dung dịch muối biển xịt mũi Sterimar Pháp, thuốc xịt mũi Coldi-B, thuốc xịt mũi ALADKA, chống ngạt mũi Pigeon…
Trẻ bị tắc mũi khó thở các bà mẹ nên dùng thuốc xịt để đẩy chất nhờn ra ngoài
➣ Cách trị ngạt mũi bằng thuốc xịt sẽ gồm 3 bước đơn giản sau:
- Bước 1: Lắc nhẹ lọ xịt và mở nắp.
- Bước 2: Vệ sinh qua mũi bằng nước muối ấm. Sau đó cầm lọ xịt theo góc nghiêng 45 độ và bấm xịt vào 2 lỗ mũi.
- Bước 3: Thở mạnh để chất nhầy bẩn thoát hoàn toàn khỏi vùng mũi.
(**Lưu ý: Bạn nên dùng 3-4 lần/ ngày và cẩn thận không dùng đối với trẻ em và phụ nữ mang thai.)
✍️✍️✍️CẦN PHẢI ĐỌC : Chi tiết sự việc Thẩm mỹ viện Kangnam thẩm mỹ chết người
#5. Cách trị ngạt mũi cho bà bầu bằng mật ong + chanh
Khác biệt với 4 cách chữa nghẹt mũi trên, với cách làm này sẽ thực hiện thông qua đường uống bằng miệng. Để cải thiện sức đề kháng và trị ngạt mũi cực kì an toàn, tự nhiên cho bà bầu.
Vì thế, chẳng ngạc nhiên khi mật ong và chanh có trong công thức “nghẹt mũi phải làm sao” bởi bảng tinh chất đặc biệt của nó.
➣ Quá trình chuẩn bị và thực hiện:
- Bạn cần chuẩn bị 1 quả chanh và 2 thìa mật ong rừng nguyên chất.
- Vắt nước cốt chanh và đánh đều trong khoảng 200ml nước ấm, sau đó cho thêm 1-2 thìa mật ong. Đánh đều lên và uống.
- Bạn nên uống vào sáng sớm và tối trước khi ngủ đều đặn hằng ngày để chứng nghẹt mũi nhanh chấm dứt.
#6. Cách chữa ngạt mũi 1 bên bằng phương pháp dân gian
Từ xưa, các bài thuốc dân gian vẫn luôn được chị em Việt tin dùng và đem đến một số lợi ích thực sự. Với chứng ngạt mũi 1 bên thì cha ông ta đã đút kết và tìm ra phương thuốc là lá húng quế.
Nghẹt mũi ù tai nhức đầu có thể chữa được nhờ uống lá húng quế mỗi ngày
Cách làm cực kì đơn giản bạn dùng 1 nắm lá nhỏ húng quế giã lấy nước và uống. Nên nhớ thực hiện 2/3 lần hằng ngày để khắc phục chứng ngạt mũi.
#7. Thuốc trị nghẹt mũi cho người lớn – Otrivin
Những người đang gặp vấn đề về ngạt mũi lâu ngày không khỏi, nên tham khảo thuốc trị nghẹt mũi Otrivin. Đây là sản phẩm có xuất xứ từ Hoa Kỳ với những tác dụng như chống xung huyết, phục hồi chức năng mạch máu. Từ đó điều trị nghẹt mũi do dị ứng, viêm xoang, cảm lạnh cực kì hữu nghiệm.
Thuốc trị nghẹt mũi sổ mũi Otrivin được các bác sĩ khuyên nên dùng
➣ Cách sử dụng thuốc trị nghẹt mũi Otrivin đúng cách:
- Bạn lấy sạch gỉ mũi, giữ đầu thẳng và đưa ống thuốc vào một bên mũi.
- Sau đó, bạn dùng ngón tay bịt bên mũi còn lại, thở nhanh và nhẹ nhàng phun thuốc vào mũi và thực hiện tương tự.
- Lưu ý nên sử dụng từ 3-5 lần mỗi ngày, cách đều khoảng 4 tiếng/lần. Ngoài ra, bạn cần lưu ý không dùng chung thuốc trị ngạt mũi Otrvin với người khác.
**Lưu ý: Bạn nên đến trực tiếp bệnh viện, để bác sĩ chuyên khoa mũi khám và kê đúng đơn thuốc. Tuyệt đối không tự định mua thuốc chữa nghẹt mũi khi chưa có đơn kê của bác sĩ.
#8. Vậy bé bị nghẹt mũi phải làm sao? – Dùng khăn ấm
Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Với trường hợp nghẹt mũi không có nước mũi ở trẻ nhỏ bạn nên lấy 1 tấm vải và làm ẩm bằng nước ấm. Sau đó, đặt lên vùng mũi để làm chất nhầy trong mũi lỏng đi, cuối cùng là dùng dụng cụ hút mũi để đưa dịch nhầy ra ngoài.
⚠ CHÚ Ý:
Với 8 cách trị nghẹt mũi trên đây nó sẽ mang lại hiệu quả tùy thuộc vào từng cơ địa cũng như vấn đề nặng hay nhẹ mà bạn đang gặp phải.
Các bác sĩ đã cảnh báo rằng với những trường hợp bị ngạt mũi kéo dài kèm theo những triệu chứng như mất vị giác, ho có đờm, ho ra máu… bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời.
Với những TH nghẹt mũi xì ra máu, ho có đờm kéo dài lâu ngày, nên đến ngay bệnh viện để khám kịp thời
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng lưu ý một số cách phòng và chữa bệnh ngạt mụi theo hướng dẫn trực tiếp của Bộ Y tế như sau:
- Vệ sinh nhà cửa đặc biệt khu vực phòng tắm, phòng ngủ của trẻ nhỏ sạch sẽ và thông thoáng.
- Tích cực làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý.
- Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài.
- Cần giữ ấm cơ thể khi đi ngoài trời với nền nhiệt độ thấp, lạnh đặc biệt với những ai phải làm việc quá khuya hoặc dậy quá sớm.
- Tạo thói quen khẩu trang để bảo vệ mũi khỏi những tác nhân xấu từ môi trường như hóa chất, bụi bẩn, vi rút dịch cảm cúng… mỗi khi ra ngoài
- Tiêm vắc xin phòng viêm phổi cho trẻ sơ sinh, trẻ 4 tháng tuổi để phòng các bệnh lý phổ biến liên quan đến nghẹt mũi, rát họng, khó thở, ho có đờm, sổ mũi….
- Bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, hoa quả, vitamin C và chất Beta (1.3/1.6) D-glucan giúp tăng sức đề kháng.
- Đồng thời tập thể thao mỗi ngày và giữ cho mình thói quen rửa sạch tay trước khi ăn để phòng các bệnh liên quan đến hô hấp và tiêu hóa.
- Khi bị nghẹt mũi khi nằm điều hòa bạn nên giảm nhẹ và nằm nghiêng, tránh luồn gió trực tiếp của điều hòa, quạt…
III – Cách chữa ngạt mũi do cấu trúc mũi bị hỏng
Bên cạnh ngạt mũi do bệnh lý, một nguyên nhân chính gây do bệnh ngạt mũi khó thở kéo dài là cấu trúc mũi bị hỏng. Trong đó, cấu trúc mũi hỏng thương bị tác động do 3 yếu tố là bẩm sinh, tai nạn và phẫu thuật nâng mũi hỏng.
Đây là những trường hợp đặc biệt gây nên chứng nghẹt mũi khó thở, rất khó có thể chữa trị bằng mẹo dân gian hoặc thuốc trị ngạt mũi thông thường.
Rất nhiều người đang băn khoăn nghẹt mũi khó thở phải làm sao?
Tuy nhiên, với sự phát triển ngành Y học, những trường hợp nghẹt mũi như bẩm sinh, tai nạn, phẫu thuật mũi bị hỏng… đều có thể khắc phục được chức năng và chỉnh hình thẩm mỹ nhờ phương pháp phẫu thuật TM.
Cấu trúc mũi hỏng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng lưu thông khí thở, phân biệt mùi vị và kèm theo nhiều triệu chúng nguy hiểm như ho khó thở, kéo dài, nhức đầu, nghẹt mũi…
➣ Trường hợp 1: Cách chữa nghẹt mũi do cấu tạo mũi bị dị tật bẩm sinh
Trường hợp này, sẽ có một số hoặc kết hợp nhiều đặc điểm sau: sụn vách ngăn mũi bị lệch, trụ mũi bị nghiêng, đỉnh đầu mũi và thân mũi vẹo sang một bên.
Bác sĩ tiến hành cắt bỏ và định hình sụn ở vách ngăn
Phương pháp khắc phục ngạt mũi do cấu tạo mũi hỏng bẩm sinh sẽ được bác sĩ tiến hành xử lý sụn vách ngăn và tùy thuộc vào trường hợp di tật sẽ phẫu thuật khác nhau:
- Bác sĩ cắt bỏ 1 phần sụn vách ngăn bị dài và cong vẹo. Sau đó, dùng sụn tự thân để cố định sụn yếu vẹo, sao cho nó thẳng và trụ đứng. Sun tự thân này được các bác sĩ lấy và xử lý từ sụn vành tai hoặc sụn sườn.
- Nếu mũi bị cong lệch ở đầu và sống mũi bẩm sinh, bác sĩ sẽ thực hiện chỉnh hình lại đầu, sống mũi bằng sụn tự thân, giúp cho đường lưu thông khí thở ổn định.
➣ Trường hợp 2: Cách chữa nghẹt mũi do tai nạn
Một số trường hợp mũi bị chấn thương cong vẹo do tai nạn làm lệch sống mũi, đầu mũi kéo theo nghẹt mũi, khó thở và mất tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
Khắc phục nghẹt mũi khó thở do chấn thương tai nạn
Vì vậy, bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác điều chỉnh xương 2 bên mũi và dựng lại đúng vị trí của sóng mũi. Cụ thể, bác sĩ dùng sụn tự thân để chỉnh hình cấu trúc sống, đầu mũi thông qua phương pháp nâng mũi cấu trúc 4D.
➣ Trường hợp 3: Cách chữa nghẹt mũi do cấu trúc mũi hỏng vì thẩm mỹ lỗi
Đầu tiên, các bác sĩ đã chỉ định trong quá trình nâng mũi thẩm mỹ, do một số nguyên nhân sống mũi độn không được cố định chắc, sụn kém chất lượng, cơ địa yếu sụn co rút, va đập sau nâng mũi khiến cấu trúc mũi hỏng, biến dạng. Từ đó, gây nên những triệu chứng nghẹt mũi ù tai, đau sưng, không thở được đặc biệt vào ban đêm…
Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ thực hiện ca phẫu thuật sửa mũi hỏng sau nâng. Cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật lấy chất liệu độn cũ ra vùng mũi và xử lý vùng sụn tự thân (sụn sườn) nhằm đạt được sự tương thích tối đa. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh hình toàn bộ cánh, đầu, sóng, vách ngăn mũi bằng sụn sườn.
>>> Xem VIDEO quá trình chữa nghẹt mũi do cấu trúc mũi bị hỏng sau nâng <<<VIDEO khắc phục nghẹt mũi do nâng mũi hỏng tại BVTM Kangnam
Đảm bảo mũi sau nâng cân xứng, cố định và chức năng lưu thông của mũi được phục hồi như ban đầu. Đường phẫu thuật được khâu khéo kéo bằng chỉ thẩm mỹ của Bộ Y tế nên an toàn, không để lại sẹo và dấu tích thẩm mỹ.
Trường hợp Vũ Thị Hằng: “Cấu trúc mũi bị lệch, biến dạng gặp triệu chứng nghẹt mũi kéo dài do 3 lần PTTM hỏng. Các bác sĩ tại Kangnam đã thực hiện phương pháp phẫu thuật sữa mũi hỏng sau nâng để định hình lại cấu trúc toàn bộ mũi, vách ngăn. Từ đó tạo dáng mũi mới đẹp chuẩn cũng như giải quyết hoàn toàn vấn đề ngạt mũi.”
BẠN ĐANG GẶP VẤN ĐỀ VỀ NGHẸT MŨI DO CẤU TRÚC MŨI BỊ HỎNG
Liên hệ ngay 1900.6466 để đặt lịch khám và tư vấn miễn phí.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
TƯ VẤN 24/7: 1900.6466
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
- Mũi Dọc Dừa là gì? Ý Nghĩa tướng số Nam, Nữ về mũi cao dọc dừa
- Top 4 cách thu nhỏ đầu mũi không cần phẫu thuật thực hiện tại nhà!
- Đàn ông, phụ nữ đầu mũi to tướng số Tốt hay Xấu? Khắc phục ra sao?
- Nâng mũi cấu trúc bao lâu thì lành? Mẹo nhỏ giảm thời gian lành thương
- (Cắt)Thu gọn cánh mũi ở đâu ĐẸP và An Toàn nhất tại Hà Nội, Tp HCM?
- Chi phí tiêm Filler mũi giá bao nhiêu? Bảng giá tiêm Filler mũi tại Kangnam