Nâng mũi bị nhiễm trùng – Nguyên nhân, Dấu Hiệu & Cách Khắc Phục
Nhiễm trùng sau khi nâng mũi là một trong những rủi ro có số lượng người mắc phải nhiều nhất. Rủi ro này có thể được xử lý nhẹ nhàng và không để lại bất kỳ ảnh hưởng nào nếu bạn phát hiện sớm. Vậy nâng mũi bị nhiễm trùng nguyên nhân từ đâu? Dấu hiệu nhận biết như thế nào? Làm sao để khắc phục & phòng tránh? Xem chi tiết tại bài viết dưới đây
Nội dung bài viết
I – Những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi
Nhiễm trùng mũi sau khi nâng mũi là một trong những rủi ro nghiêm trọng nếu bạn không xử lý kịp thời. Một chiếc mũi nhiễm trùng nặng sẽ có hậu quả:
Nhiễm trùng là rủi ro nhiều người mắc phải nhất trong tất cả các nguyên nhân mũi bị hỏng
– Tháo toàn bộ sụn mới nâng
– Bị ăn mòn mất sụn tự thân ban đầu
– Hoại tự mũi
– Ảnh hưởng đến chức năng mũi
– Suy giảm sức khỏe
Vì hậu quả của nó không hề nhỏ nên bạn hãy đến Bệnh viện ngay khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng được liệt kê dưới đây:
♦ Có dấu hiệu đau tăng dần vùng mũi và xung quanh
Nâng mũi thẩm mỹ là dịch vụ có đưa chất liệu sụn bên ngoài vào để chỉnh hình một dáng mũi mới nên sau khi chỉnh hình bạn sẽ bị đau nhẹ trong thời gian đầu.
Hiện tượng này sẽ biến mất sau 3 – 5 ngày đầu tiên khi cơ thể đã quen dần với “vật thể lạ” mới được đưa vào.
Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên, nếu hiện tượng đau kéo dài hoặc mức độ đau tăng mạnh thì đó là biểu hiện bất thường.
Mũi bạn có thể dần biến đen sang giai đoạn hoại tử nếu biểu hiện nhiễm trùng kéo dài
Cơ chế sinh lý của cơ thể là khi có vết thương, các tế bào bạch cầu sẽ tập trung lại để bịt kín vết thương lại và xử lý những “vị khách” vi khuẩn không mời.
Khi các chất bẩn được loại bỏ hoàn toàn thì các cơn đau của bạn sẽ biến mất. Nếu vi khuẩn quá nhiều, cơn đau sẽ tăng lên do vi khuẩn tiến hành “ăn” mô. Đây là giai đoạn nhiễm trùng ban đầu nên bạn cần báo bác sỹ ngay khi phát hiện.
♦ Mũi có biểu hiện biến đen
Khi vi khuẩn xâm nhập vào khoang trống giữa sụn và biểu mô chúng sẽ khiến các tế bào xung quanh chết đi và biến đen. Giai đoạn này là giai đoạn chuyển nặng của nhiễm trùng, dần chuyển sang hoại tử.
Mũi chảy nhiều dịch bất thường sau ngày thứ 4 thì bạn nên gọi điện cho bác sỹ để tìm phương án xử lý
Đây cũng là một trong những dấu hiệu bị nhiễm trùng mũi sau nâng điển hình. Bạn cần lập tức đến bệnh viện ngay để rút sụn và xử lý những phần vi khuẩn đã ăn.
Tuy nhiên, bạn cần phân biệt mũi tím đen (màu đen nhạt) do máu bầm với mũi đen do hoại tử (đen đậm). Khi mũi hoại tử sẽ đi kèm với hiện tượng đau và sốt.
♦ Mũi chảy nhiều dịch vàng sau 4 – 6 ngày đầu tiên
Có thể bạn không biết, sau khi nâng mũi thì bạn phải đến bệnh viện hút dịch trong 2 ngày đầu tiên. Dịch này là biểu hiện sinh lý bình thường.
Sau 2 ngày thì dịch sẽ ít chảy ra hơn và chỉ còn rỏ rỉ nhỏ qua lỗ mũi. Thông thường, mọi người sẽ nhét bông vào lỗ mũi để dịch chảy thấm vào bông.
Còn biểu hiện của nhiễm trùng là vết thương bị lở loét, chảy mủ vàng ở vùng khâu chỉ. Sau 4 ngày đầu mà mủ vàng vẫn chảy nhiều thì bạn cần liên hệ ngay với bác sỹ nâng mũi của mình nhé.
♦ Mũi bắt đầu bốc mùi hôi
Chỉ có những vùng da thịt nhiễm trùng, hoại tử, hư thối mới tạo mùi khó chịu. Đây là dấu hiểu chuyển xấu nặng của mũi, hãy nhấc máy lên để tìm sự trợ giúp của những người có chuyên môn nhé. Bạn không nên chủ quan với mọi dấu hiệu bất thường trên cơ thể.
➦ TÌM HIỂU THÊM: Nâng mũi có nguy hiểm không? Khi nào bạn gặp nguy hiểm?
♦ Xuất hiện hạch, kèm biểu hiện sốt cao
Trong nhiều trường hợp, hạch được coi như chuông báo động của cơ thể khi có bộ phận bị viêm nhiễm, vi khuẩn xâm nhập quá nhiều. Không thể chắc chắn là hạch kèm biểu hiện sốt cao là do mũi nhiễm trùng.
Biểu hiện sốt cao, xuất hiện hạch có thể là chuông báo động cho mũi sau nâng đang bị nhiễm trùng
Tuy nhiên trong trường hợp bạn mới nâng mũi xong, cơ thể đang khỏe mạnh mà có hạch xuất hiện thì vẫn nên cẩn trọng.
Để phòng ngừa khả năng xấu nhất, bạn vẫn nên liên hệ với bác sỹ để được tư vấn tốt nhất.
♦ Người mệt mỏi, tái nhợt và mê man
Đây có thể được coi là hậu quả của quá trình sốt cao liên tục từ 38.5 – 40 độ của người có mũi hoại tử. Nếu bạn rơi vào trường hợp thì đồng nghĩa là dấu hiệu nhiễm trùng đã tương đối nặng.
Có rất nhiều người chủ quan với những chuyển biến của cơ thể dẫn đến khi bệnh đã chuyển nặng mới phát hiện ra.
Khi đó cơ thể cũng mất nhiều năng lượng rồi khiến toàn thân mệt mỏi, rã rời và dần chìm vào mê man.
BẠN LO LẮNG MŨI BỊ Ứ DỊCH, MƯNG MỦ HAY HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG NÀO?
Chia sẻ chi tiết ngay vấn đề để khắc phục xử lý sớm nhất!
II – Nâng mũi bị nhiễm trùng do nguyên nhân gì?
Các ca nhiễm trùng chiếm hơn 50% các trường hợp mũi hỏng sau nâng. Đây là một con số cao đáng báo động để những người đi nâng mũi phải thận trọng.
Nguyên nhân dẫn đến trường hợp này có thể bắt đầu từ 2 yếu tố khách quan và chủ quan.
♦ Nguyên nhân khách quan khiến mũi bị nhiễm trùng sau nâng
Nguyên nhân khách quan xuất phát từ quá trình nâng mũi:
– Phòng mổ không vô trùng
– Dụng cụ nâng mũi (dao, kéo …) không được sát trùng trước khi nâng
– Chất liệu sụn bị nhiễm bẩn hoặc kém chất lượng
Bạn nên tìm đến các địa chỉ thẩm mỹ an toàn để tránh các rủi ro từ phòng phẫu thuật không được xử lý tốt
– Bác sỹ nâng mũi không đảm bảo các yếu tố kỹ thuật dẫn đến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập
– Quá trình hút dịch mũi sau 2 ngày đầu tiên không sạch, vẫn còn nhiều dịch tồn đọng
??? NÊN XEM: Nâng mũi ở đâu uy tín, không sợ mũi nhiễm trùng!
♦ Nguyên nhân chủ quan làm nhiễm trùng mũi
Bản thân người được nâng mũi đôi khi cũng vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập khiến mũi sau nâng bị nhiễm trùng:
– Ăn các đồ ăn gây mưng mủ
– Vệ sinh mũi không sạch sẽ
– Để chất bẩn xâm nhập vào mũi (sờ tay bẩn lên mũi, ở trong không khí ô nhiễm …)
Ăn đồ nếp sẽ thúc đẩy quá trình mưng mủ và sản sinh dịch vàng
– Người bị viêm xoang chảy mủ xuống lỗ mũi (Thông thường với các bệnh nhân xoang thì bác sỹ sẽ chỉ định phải chữa khỏi phần xoang bị viêm sao cho trong 1 tuần đầu sau nâng mũi, khách hàng không bị chảy nước mũi)
✅✅✅ ĐỌC NGAY: Sau nâng mũi kiêng ăn gì, nên ăn gì để không sưng đau, mưng mủ?
Mũi mới nâng xong rất dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn. Lúc này các tế bào bạch cầu đang có nhiệm vụ thích nghi và loại bỏ tác nhân gây hại khi sụn mới đặt vào nên hàng rào bảo vệ ngoài sẽ suy yếu, dễ dàng tạo điều kiện cho các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập.
III – Nâng mũi bị nhiễm trùng khắc phục như thế nào?
Giải pháp khắc phục kịp thời cho nhiễm trùng sau khi nâng mũi là:
– Rửa vết thương có khâu chỉ ở chân mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%. Bạn không nên dùng oxi già hay bất kỳ sản phẩm khác vì nó sẽ diệt hết những tế bào mô mới hình thành.
– Luôn giữ mũi trong trạng thái vuông góc với mặt đất để hạn chế dịch chảy ngược lại vào đường hô hấp khiến hậu quả gia tăng gấp bội. Bạn không nên nằm thẳng khi mũi có biểu hiện chảy dịch nhiều mà nên nửa nằm nửa ngồi sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn.
Hãy đến ngay Bệnh viện khi có những dấu hiệu nhiễm trùng được liệt kê ở trên
– Gọi điện ngay cho bác sỹ nâng mũi để nhận những lời khuyên xử lý thích hợp
– Trong trường hợp người nâng mũi bị sốt cao, dần rơi vào trạng thái mê man thì người nhà nên đưa ngay người bệnh vào bệnh viện gần nhất
Không hiếm khách hàng sau nâng mũi bị nhiễm trùng, hư hỏng do thực hiện tại cơ sở kém chất lượng hoặc chăm sóc không khoa học gây nên đã được khắc phục sửa lại thành công tại BVTM Kangnam.
Mũi tiêm filler bị tràn, gồ lên sau khi sửa lại đẹp thẳng an toàn
Mũi sau nâng tại Spa bị nhiễm trùng, sưng đỏ, lộ sụn ở đầu mũi được khắc phục thành công tại Kangnam
Nâng mũi bị nhiễm trùng mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ của người bị bệnh. Bạn nên có những giải pháp phòng ngừa và khắc phục kịp thời để giảm rủi ro xuống mức thấp nhất.
IV – Giải pháp hạn chế, phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sửa mũi
Cha ông ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên trước khi xảy ra dấu hiệu xấu thì bạn nên có những biện pháp phòng ngừa thích hợp.
❖ Hút dịch sau nâng mũi
Sau nâng mũi, hiện tượng sưng nề, tụ dịch (nước mô màu vàng) là hiện tượng bình thường. Vì vậy, trong vài ngày đầu, bạn cần tới bệnh viện hút dịch mỗi ngày nhằm:
- Giảm sưng đau nhanh hơn: phần dịch ứ đọng trong mũi được loại bỏ ra ngoài góp phần giảm sưng tấy ở vùng sống mũi.
- Hạn chế biến chứng rỉ dịch, mưng mủ: Dịch ứ đọng để tự nhiên rất khó tự đào thải ra ngoài và mất nhiều thời gian. Đây là điều kiện cho những vùng viêm nhiễm phát triển gây nhiễm trùng.
TẬN MẮT: Quan sát toàn bộ quá trình hút dịch mũi sau nâng mũi an toàn
Nguồn video thực hiện tại bệnh viện thẩm mỹ Kangnam
❖ Tái khám cắt chỉ đúng lịch
Trước khi xuất viện trở về nhà, chắc chắn bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc sau nâng mũi cũng như hẹn lịch hút dịch, cắt chỉ và định kì tái khám cho khách hàng.
Dù công việc bận rộn, bạn hãy cố gắng sắp xếp và tới khám đúng lịch để bác sĩ có thể nắm bắt được quá trình hồi phục và nếu có bất kì bất thường sẽ được phát hiện và khắc phục sớm nhất.
❖ Vệ sinh chăm sóc 1 tháng đầu
- Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh mũi theo các chỉ dẫn của bác sỹ
- Uống thuốc đúng liều, đúng loại thuốc theo đơn của bác sĩ
- Không ăn những thực phẩm có thể gây mưng mủ như gạo nếp, thịt trâu …
- Ăn uống, ngủ nghỉ khoa học
- Thực hiện nghiêm ngặt chế độ chăm sóc của bác sỹ
♻️♻️♻️ CHI TIẾT: Tác hại nghiêm trọng khi ăn mì tôm sau nâng mũi?
Trong thời gian đầu tiên mũi tương đối nhạy cảm nên bạn cần phải theo dõi mọi biểu hiện của mũi dù là nhỏ nhất
Cách chăm sóc sau nâng mũi: Mũi đẹp, không viêm sưng chỉ sau 7 ngày: TẠI ĐÂY
Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi khó nhận ra ở giai đoạn đầu và dễ nhận ra khi bệnh đã chuyển nặng. Sau khi nâng mũi bạn nên chú ý từng dấu hiệu khác thường của mũi và cơ thể để báo bác sỹ ngay.
Ý kiến của bạn
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
TƯ VẤN 24/7: 1900.6466
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
- Nâng mũi uống nước dừa, nước mía được không? Cần lưu ý gì?
- Nâng mũi có được nằm nghiêng không? Sau bao lâu mới được nằm nghiêng?
- Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không? Chi phí bao nhiêu tiền?
- Nâng Mũi Hàn Quốc là gì? Chi phí bao nhiêu tiền? Có tốt không?
- Mũi gãy là thế nào? Tướng số ra sao? Cách sửa mũi cải tướng
- Hành trình lột xác có 1 không 2 của cô gái “mặt vặn xoắn” hiếm có