Sau khi nâng mũi nên làm gì? Cách chăm sóc sau nâng mũi khoa học nhất!
Nếu bạn muốn nhanh chóng có một chiếc mũi cao thẳng đẹp như ý cũng như hiệu quả kéo dài thì cách chăm sóc sau nâng mũi là điều không thể bỏ qua. Những thông tin sau đây đều được chúng tôi tham khảo từ các chuyên gia nâng mũi, chuyên gia dinh dưỡng và kinh nghiệm chăm sóc sau khi nâng mũi của những người đi trước. Bạn tuân thủ thực hiện sẽ mang lại kết quả tốt ngoài mong đợi.
Nội dung bài viết
I – Một số biểu hiện có thể gặp sau nâng mũi
Nâng mũi là kỹ thuật thẩm mỹ can thiệp sâu vào mô mềm, sụn và khoang sống mũi vì vậy sau khi kết thúc ca phẫu thuật khách hàng sẽ gặp phải một số hiện tượng sau:
- Đầu tiên, phần khoang mũi xuất hiện dịch vàng.
- Tiếp đến, khu vực sống cánh mũi có hiện tượng bầm tím nhẹ.
- Một số khách hàng cơ địa xấu sẽ sưng kèm theo một số biểu hiện đau nhức.
- Cảm giác hơi khó chịu do phải nẹp mũi
Những biểu hiện sau khi nâng mũi trên là phản ứng, dấu hiệu hồi phục tự nhiên tốt, khách hàng không nên quá lo lắng. Tuy nhiên khi xuất hiện tình trạng sưng tím, đau nhức kéo dài, khách hàng cần liên hệ ngay đến bác sĩ phẫu thuật để được kiểm tra, tìm giải pháp khắc phục nhanh nhất.
II. Cách chăm sóc sau nâng mũi – Giai đoạn trước tháo nẹp
Đeo nẹp là bước quan trọng đầu tiên sau khi kết thúc ca nâng mũi, giúp cố định dáng mũi cao thẳng cũng như hạn chế những va chạm khiến sống mũi bị vẹo lệch.
Thực tế, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, thời gian đeo nẹp sẽ lâu dài khác nhau dao động từ 3 đến 7 ngày. Tuy nhiên với cách chăm sóc sau phẫu thuật nâng mũi đúng cách trong giai đoạn đeo nẹp mũi sẽ giúp quá trình tháo nẹp cũng như hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.
Cách chăm sóc sau nâng mũi thế nào cho chuẩn để mũi nhanh hồi phục
- Ngủ đúng tư thế
Đối với những người hay nằm nghiêng, nằm sấp hoặc hay xoay người thì việc ngủ đúng tư thế là một cực hình, khó chịu.
Nguyên tắc đầu tiên sau nâng mũi là luôn giữ mũi thẳng, kể cả khi ngủ cũng vậy, bạn bắt buộc phải để chiếc mũi của mình thẳng tắp.
Ngoài ra, chúng tôi khuyên bạn nên ngủ một mình cho đến khi mũi vào Form và hoàn toàn hồi phục. Chắc chắn bạn không muốn sáng sớm mai tỉnh dậy với sống mũi bị lệnh bởi người bên cạnh mình vô tình va chạm.
➦ Xem CHI TIẾT: Nâng mũi bao lâu thì được nằm nghiêng? Cách ngủ để không ảnh hưởng đến mũi?
Một cách nhỏ để bạn giữ chiếc đầu thẳng trong khi ngủ là hãy sắp xếp thật nhiều gối mềm xung quanh đầu. Tạo thêm một số chướng ngại nhỏ để bạn không thể quay người khi ngủ hoặc quay đầu.
Điều này rất khó chịu nhưng sẽ không gì đau đớn hơn việc mũi bị hỏng, lệch do thói quen nằm nghiêng khi ngủ.
Cuối cùng, bạn nên nhớ, sau khi mũi hồi phục (khoảng 2 tuần) thì bạn mới bắt đầu nằm nghiêng nhé.
- Gội đầu, tắm rửa đúng cách
Sau khi tạo hình mũi bạn sẽ không thể tắm rửa, gội đầu như thường lệ. Bạn cần chú ý không để nước dính vào mũi, luôn giữ mũi thẳng, không được cúi đầu, nghiêng đầu quá 1 phút.
Với những yêu cầu như vậy chắc hẳn bạn phải thốt ra câu hỏi làm thế nào để tắm, gội đầu đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt như vậy?
Trong 1 tuần đầu tiên bạn sẽ cần một người thứ 2 để giúp đỡ những hành động này. Ngửa đầu ra đằng sau hoặc nằm lên bồn tắm để người khác giúp bạn làm sạch đầu.
Động tác này sẽ giúp bạn tránh bị nước vào nhưng để giữ được mũi thẳng sẽ hơi khó khăn. Lời khuyên chân thành là bạn nên ra quán gội đầu trong 7 ngày đầu tiên. Ghế nằm gội đầu sẽ giải quyết được mọi vấn đề bạn phải làm.
Khi tắm bạn nên sử dụng vòi hoa sen cầm tay để tránh bị nước dính vào mũi. Một số động tác kỳ cọ lưng hoặc chân có thể gặp chút khó khăn, bạn có thể sử dụng một số phụ kiện bổ trợ như bông tắm dài.
Thời gian này không kéo dài quá lâu nên bạn hãy cố gắng kiêng cữ cho chiếc mũi đẹp của mình.
- Chườm đá giảm sưng theo hướng dẫn
Chiếc mũi của bạn sẽ được giảm sưng đang kể khi được chườm đá. Theo kinh nghiệm chăm sóc sau khi nâng mũi của những người thẩm mỹ mũi trước đó thì bạn nên bọc đá vào túi không thấm nước hoặc túi chườm cotton.
Viên đá chườm chỉ nên to bằng 3 đầu ngón tay, khi nào tan hết thì có thể lấy đá mới để chườm tiếp.
Bạn nên chườm đá ít nhất 30 phút, một ngày 3 lần (sáng, trưa, tối) là tối ưu nhất. Nếu công việc quá bận rộn thì bạn có thể rút lại 2 lần sáng và tối.
Vùng da chườm là quanh vùng mũi. Khi chườm sẽ ấn nhẹ, xoay tròn trên vùng da. Bạn tuyết đối không được để nước dính vào mũi.
Một gợi ý nhỏ cho bạn là một khối inox sạch, đậu hà lan, ngô đông lạnh cũng có tác dụng tương tự như chườm đá nhưng không dính nước. Bạn có thể thử nghiệm nếu cảm thấy phù hợp.
- Uống thuốc theo chỉ dẫn
Bác sỹ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc để về nhà uống và bạn cần uống theo đúng quy định, đúng liều. Nếu vì một số nguyên nhân bạn không thể uống một vài đầu thuốc trong đơn thì hãy báo lại bác sỹ để đổi loại khác.
Một số người có thói quen dừng lại thuốc (mặc dù chưa hết liều) khi bản thân cảm thấy đỡ và khỏi rồi, tuy nhiên điều này là không nên.
Các biểu hiện bên ngoài mũi sẽ khiến bạn ảo tưởng mọi chuyện đã ổn nhưng sâu bên trong thì mọi thứ chưa hoàn toàn hồi phục. Do vậy, hãy chắc chắn bạn phải uống hết đơn thuốc bác sỹ kê để chiếc mũi nhanh hồi phục hơn.
Một số người lo lắng thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày của mình. Giải pháp cho những người đau dạ dày là nói với bác sỹ tình trạng bệnh của mình, yêu cầu được đổi một toa thuốc phù hợp cho người đau dạ dày. Một hướng khác là bạn nên ăn no trước khi uống thuốc.
Ngoài ra, nếu bạn đang điều trị bệnh khác, phải dừng thuốc để tiến hành nâng mũi thì hãy hỏi bác sỹ bao giờ bắt đầu uống lại thuốc được, có cần chú ý gì không.
- Giữ khô mũi
Mũi của bạn cần được bảo vệ khỏi nước trong thời gian đầu tiên. Trong 7-10 ngày sau nâng mũi, những hoạt động chườm đá, rửa mặt, gội đầu đều phải hết sức cẩn thận để không bị nước tràn vào mũi. Thời gian hồi phục và đẹp lên của mũi sẽ bị chậm lại đáng kể nếu như bạn không kiêng được.
- Vệ sinh vết thương để tránh nhiễm trùng
Một trong những điều cần nhớ khi chăm sóc sau nâng mũi tại nhà là vệ sinh mũi thường xuyên để đẩy nhanh quá trình hồi phục, làm liền vết thương.
Ở bước này, bạn cần sử dụng thuốc sát trùng Povidon Iodin, Betadine hoặc thuốc có tác dụng tương tự. Dùng bông gòn thấm thuốc chạm nhẹ vào vết thương.
Bạn chú ý là chạm nhẹ để mũi không bị lệch phom. Những thành phần trong thuốc sẽ sát khuẩn vết thương, loại bỏ vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
- Rửa mặt đúng cách
Sau nâng mũi bao lâu được rửa mặt là băn khoăn của nhiều người. Bạn hoàn toàn có thể rửa mặt ngay trong ngày đầu tiên. Tuy nhiên theo từng giai đoạn mà hành động rửa mặt có sự thay đổi phương thức.
➦ Xem CHI TIẾT: Nâng mũi bao lâu thì được trang điểm và rửa mặt? Giải đáp
- 1 – 7 ngày đầu tiên: Bạn chỉ được dùng khăn bông mềm, vắt khô nước lau những vùng xung quanh mũi
- 7 – 20 ngày: Tùy vào tình trạng mũi của bạn mà bác sỹ chỉ định tiếp tục rửa mặt bằng khăn bông hay có thể tiếp xúc với nước
- 20 – 30 ngày: Bạn có thể tẩy trang, rửa mặt bằng sữa rửa mặt bình thường bằng tay. Với các dụng cụ rửa mặt bằng điện thì vẫn chưa nên sử dụng.
!Lưu ý:
– Mũi của bạn có thể sưng, bầm tím, chảy dịch và tia máu trong vài ngày đầu tiên, đó là biểu hiện bình thường sau khi nâng mũi. Tất cả các hiện tượng này có thể được giải quyết bằng thuốc và hướng dẫn chăm sóc của bác sỹ.
– Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy có gì đó bất ổn như chóng mặt, buồn nôn dữ dội, máu chảy nhiều, mũi đau nhức, cơ thể phát ban … thì hãy thông báo ngay với bác sỹ để được hướng dẫn cách xử lý.
III. Chỉ dẫn cách chăm sóc sau nâng mũi – Giai đoạn tháo nẹp, cắt chỉ
Sau khi được bác sĩ thẩm mỹ tháo nẹp và cắt chỉ, bạn không nên chủ quan bởi đây là khoảng thời gian quyết định đến kết quả mũi cao đẹp, sụn nâng mũi tương thích cố định hay không.
Vì vậy, dưới đây là chi tiết cách chăm sóc cũng như những điều tuyệt đối không nên làm sau khi tháo nẹp và cắt chỉ.
1/ Nên chăm sóc mũi sau khi tháo nẹp nâng mũi như thế nào?
[XEM NGAY] Video hướng dẫn cách chăm sóc sau khi nâng mũi tại nhà
- Vệ sinh sạch sẽ mũi:
Khoảng thời gian này bạn vẫn thực hiện chế độ vệ sinh, sát trùng mũi bằng nước cất đều đặn mỗi ngày như giai đoạn chăm sóc trước tháo nẹp.
Bên cạnh đó, để vùng da tháo chỉ nhanh hồi phục và hạn chế sẹo bạn nên bôi thuốc mỡ được bác sĩ cấp phép 2 lần vào sáng, tối.
Ngoài ra, bạn nên dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý vệ sinh nhẹ nhàng vùng khoang mũi.
- Rửa mặt nhẹ nhàng với nước ấm:
Sau khi cắt chỉ bạn có thể thay thế cách rửa mặt với khăn bằng cách rửa mặt bằng sửa rửa mặt như thường lệ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng sữa rửa mặt tại vùng da quanh má, cằm,… hạn chế khu vực xung quanh mũi.
- Bạn nên nằm ngửa trong 2 tuần đầu:
Tiếp đến, bạn vẫn duy trì tư thế nằm ngửa trong tối thiểu 2 tuần sau khi tháo nẹp. Hạn chế nằm nghiêng để tránh tối đa mũi bị tổn thương, cong lệch.
- Tái khám theo lịch định kỳ:
Bên cạnh đó, sau khi được cắt chỉ tháo nẹp bác sĩ sẽ hẹn lại lịch tái khám sau 10 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Bạn cần nhớ và đến đúng lịch hẹn trên để đảm bảo kết quả mũi đẹp mãi với thời gian.
2. Sau khi tháo nẹp nâng mũi KHÔNG nên làm gì?
Song song với việc thực hiện đúng hướng dẫn ở trên, bạn cần tránh các điều sau:
- Sờ nắn, động chạm vào mũi
Tâm lý chung của mọi người là tò mò không biết chiếc mũi của mình sẽ có hình dáng như thế nào dẫn đến hành động sờ nắn.
Có thể bạn cảm giác lực tác động lên mũi là nhẹ nhàng nhưng hoàn toàn không phải vậy. Sống mũi của bạn sẽ dễ dàng bị lệch hẳn ra khỏi quỹ đạo khi lực nắn bóp tác động lên. Điều này đã được chứng minh thực tế qua nhiều khách hàng nâng mũi.
Tương tự với các hành động động chạm vô tình hoặc hữu ý khác. Bạn phải luôn nhớ, mũi của bạn chưa định hình không khác gì chiếc đũa để trên miệng cốc, dù lực chạm nhỏ đến mấy cũng khiến đũa lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
Chỉ khi nào các mạch máu, mô sản sinh bao chùm sụn nâng mũi thì chiếc mũi của bạn mới đinh hình chắc chắn được.
- Quan hệ tình dục
Khi quan hệ tình dục, lưu lượng máu vận chuyển nhanh hơn, huyết áp tăng mạnh, mồ hôi ra nhiều hơn khiến 1 lượng máu lớn dồn về mũi, áp suất máu lớn có thể khiến vết thương chảy máu , bục chỉ và di chuyển sụn ra khỏi vị trí.
Ngoài ra khi quan hệ tình dục sẽ khiến mũi dao động liên tục trong khoảng thời gian gian nhất định. Mũi dao động mạnh sẽ gây lệch sống mũi, vẹo trụ mũi, tụt đầu mũi …
Đây đều là những rủi ro cần chỉnh hình lại hoàn toàn gây tốn thời gian, tiền bạc của bạn. Vì vậy bạn nên kiêng quan hệ sau khi nâng mũi 2 tuần.
- Đeo kính mắt
Đeo kính sẽ tạo áp lực lên sống mũi mới nâng gây tụt sống, lõm sống hoặc nghiêm trọng hơn là lệch sống mũi. Bạn chỉ được đeo kính khi mũi bạn hầu như đã hồi phục chắc chắn, có thể chịu được phần lực do kính mang lại.
Vậy nâng mũi bao lâu thì được đeo kính? Bạn sẽ phải chờ 3 – 4 tuần mới được đeo kính. Thời gian này sẽ giúp các mạch máu thẩm thấu qua các lỗ nhỏ li ti trên chất liệu sụn, trói chặt sụn với sống mũi thành một khối.
Khi đó mũi mới có khả năng chịu được sức nặng của kính.
- Mặc áo phông
Quá trình kéo áo qua đầu có thể tác động đến chiếc mũi nhạy cảm của bạn. Điều đó không nên xảy ra trong 2 tuần đầu tiên. Bạn có thể mặc quần áo cài cúc kiểu sơ mi để tránh va chạm mũi.
- Tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời
Sau khi tạo hình mũi, bẹn nên che chắn và bôi kem chống nắng ngay khi có thể. Chiếc mũi mới rất nhạy cảm và có thể đổi màu vĩnh viễn nếu như bạn tiếp xúc với ánh mặt trời.
- So sánh kết quả dáng mũi với người khác
➣ Các chuyên gia thẩm mỹ cho biết:
“Chiếc mũi sau khi nâng của bạn không phải là sự sao chép hoàn hảo chiếc mũi của một ai đó, nó được tạo hình sao cho cải thiện các khuyết điểm mũi của bạn, cân bằng với các bộ phận khác trên khuôn mặt của bạn. Vì vậy nó chỉ phù hợp với bạn mà không phù hợp với bất kỳ ai khác. Bạn không nên so sánh kết quả nâng mũi với kết quả của người khác.”
Điều quan trọng là bạn phải thảo luận rõ ràng với bác sỹ phẫu thuật của bạn về dáng mũi mong đợi kết hợp với những khuyến nghị của bác sỹ để đưa ra phom mũi sau khi nâng. Các bác sỹ sẽ cho bạn thấy chiếc mũi mới dựng ảo bằng công nghệ Vectra 3D
- Trang điểm, sử dụng chất hóa học
Điều hiển nhiên rằng mũi bạn không thể chịu bất kỳ sự tác động bởi phấn trang điểm hay chất hóa học nào. Những hạt phấn li ti, kem dưỡng hay dầu gội đầu đều gây kích thích với làn da mũi và miệng vết thương.
Nó khiến mũi khó chịu, ngứa và gây dị ứng trong thời điểm nhạy cảm này. Giữ chiếc mũi của bạn tránh xa các sản phẩm hóa học này trong 2 tuần đầu tiên.
Ở rất nhiều người sau nâng mũi 20 ngày đầu tiên xuất hiện nhiều mụn đầu đen, mụi trứng cá ở phần đầu mũi, da mũi. Bạn đừng lo lắng, mụn đầu đen xuất hiện là do thời gian dài đeo nẹp mũi khiến da bị bí bức gây mụn.
Thuốc kháng sinh giảm đau cũng là một phần nguyên nhân khiến mặt bạn sẽ “nở rộ” trong thời gian ngắn. Hiện tượng này sẽ kết thúc ngay khi mũi bạn hồi phục, dừng thuốc và bạn sinh hoạt lại bình thường.
- Đi du lịch xa
Du lịch trong quãng đường dài hoặc thời gian dài có thể là áp lực lớn đối với mũi sau khi được tạo hình. Khi bạn đi du lịch bạn phải xách hành lý, đi lại, cúi người hoặc có những hành động xoay người đều gây có tác động lực lên phần mũi nhạy cảm.
Bằng cảm quan và thị giác bạn không cảm nhận được lực tác động nhưng các chuyên gia đều khẳng định rằng các hoạt động trong du lịch có thể làm chậm quá trình hồi phục của mũi. Hãy hoãn các kế hoạch du lịch lại sau 15 ngày nâng mũi bạn nhé!
- Uống rượu, bia và hút thuốc
Những loại nước có cồn, gas, thuốc lá có thể tương tác với một số thành phần thuốc bác sỹ kê đơn khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong.
Đặc biệt, rượu có khả năng làm loãng máu gây nguy cơ chảy máu không kiểm soát. Tốt nhất bạn nên kiêng các sản phẩm này trong 15 ngày đầu tiên.
- Hoạt động mạnh sau nâng mũi
Các hoạt động mạnh sau khi nâng mũi không được khuyến khích bởi tất cả các chuyên gia nâng mũi. Khi bạn gồng cơ, gân, mạch máu nó có thể tác động đến các bó cơ, gân, mạch máu, da ở vùng mũi, điều này gây tác động tiêu cực với quá trình hồi phục của mũi. Chưa kể đến các hoạt động xoay người, cúi, gập có thể gây lệch phom mũi.
Nếu bạn là người tập gym, sau 3 tuần đầu nâng mũi, bạn có thể tập lại nhẹ nhàng, tuy nhiên, sau 3 tháng bạn mới có thể tập những động tác mạnh mẽ.
Ngoài ra, bạn cũng lưu ý trong quá trình đi lại, bạn cần ngẩng đầu, giữ mũi thẳng trong 10 ngày đầu tiên. Mọi sự cẩn thận đều hướng tới chiếc mũi đẹp hoàn hảo mà bạn luôn mong đợi.
- Ăn thực phẩm cứng, dai
Điều này nghe có vẻ hơi lạ nhưng chắc chắn nó có thể giúp quá trình hồi phục mũi nhanh hơn. Các thực phẩm cứng và dai sẽ khiên quai hàm của bạn cần tác động lực lớn hơn bình thường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các liên kết mô yếu ớt đang hình thành ở mũi.
- Hắt xì hơi, xì mũi
Điều này thật ngớ ngẩn khi hắt xì hơi là hiện tượng sinh lý bình thường. Đây là một hành động đơn giản nhưng nó có khả năng xé toạc và làm hỏng các mô mới hình thành trong khoang mũi. Trong 15 ngày đầu tiên bạn hãy tránh xa những nguy cơ có thể khiến bạn hắt xì hơi.
Nếu bạn đã tránh xa nhưng nó vẫn diễn ra thì hay làm chậm lực tác động của nó. Bạn có thể hít sâu bằng mũi, nín thở một chút rồi thở mạnh bằng miệng. Thực hiện liên tục các hành động trên sẽ khiến bạn không còn muốn hắt xì hợi.
Bạn có thể bị thổi mũi vào những ngày sau khi tạo hình, có một số tắc nghẽn trong mũi khi các mô ở mũi bị sưng.
Hãy chắc chắn rằng bạn làm theo các khuyến nghị của bác sĩ nâng mũi. Mặc dù mỗi người có thời gian xì mũi là khác nhau nhưng bác sỹ sẽ giúp bạn các định thời điểm bạn có thể xì mũi để bạn có thể chuẩn bị tinh thần trước.
Bạn tuyệt đối không xì mũi dưới mọi hình thức. Bạn có thể dùng giấy thấm nhẹ nước mũi. Sau khi tháo nẹp bạn có thể dùng mũi loãng xịt nhẹ vào trong khoang để loại bỏ chất nhầy. 15 ngày đầu tiên là khoảng thời gian bạn không được xì mũi.
IV – Chế độ ăn uống trong chăm sóc sau nâng mũi
Nâng mũi là một tiểu phẫu có tác động đến phần mô, xương và sụn. Bạn cần tránh ăn một số thực phẩm khó làm lành vết thương và nên ăn một số thực phẩm giúp mũi nhanh hồi phục và đẹp tự nhiên. Sau đây là một số thực phẩm bạn cần lưu ý trong quá trình chăm sóc sau nâng mũi:
1. Thực phẩm bạn NÊN bổ sung
Trong suốt quá trình cơ thể thích nghi với dáng mũi mới bạn cần bổ sung đầy đủ năng lượng để mọi quá trình thực hiện bình thường, xuyên suốt. Một số thực phẩm sẽ giúp bạn đẩy nhanh tiến độ thích nghi, hồi phục và lành của mũi.
Ví dụ như:
- Các loại quả: kiwi, táo, ổi loại to, cam, bưởi, đu đủ, chanh, anh đào, mâm xôi …
- Các loại rau: rau ngót, bí đỏ, cà rốt, gấc, …
- Các loại củ: khoai lang, cải ngồng, rau bina, …
- Các loại hạt: đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, gạo lứt, hạt điều, hạch nhân, yến mạch …
- Thực phẩm chứa nhiều chất đạm, protein: thịt nạc heo, đậu phụ, lạc, thịt cừu, …
➦ Xem CHI TIẾT: Sau (sửa) nâng mũi kiêng ăn gì và nên ăn gì là tốt nhất?
Những viên thuốc kháng sinh bác sỹ kê sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng nóng trong người, táo bón, nổi mụn. Khi hết thuốc thì tình trạng này cũng kết thúc.
Trong thời gian này bạn cần phải bổ sung thật nhiều chất xơ, chất nhuận tràng để hạn chế tác dụng phụ này.
2. Bạn nên KIÊNG các thực phẩm
Những thực phẩm sau đây có chứa một số thành phần khiến chiếc mũi của bạn khó lành, hồi phục. Một số loại còn khiến bạn bị dị ứng, khó chịu và xuất hiện những hiện tượng không mong muốn.
- Thực phẩm gây sẹo: thịt bò, bí đao, lòng trắng trứng, đồ nếp, rau muống, …
- Thực phẩm khiến vết thương khó lành: bánh kẹo ngọt, nước có gas, rượu, bia, cafe, cà muối, dưa muối, kim chi, ớt, nội tạng động vật, mỡ động vật, …
- Thực phẩm dễ gây dị ứng: Thịt gà, thịt ngan, hải sản, thủy sản, …
Ngoài những thực phẩm được kể trên, bạn có thể bổ sung những tên rau, củ, quả, thịt mà cơ địa dị ứng để phòng tránh. Thời gian kiêng ăn nên kéo dài từ 10 – 14 ngày.
Nếu mũi của bạn vẫn tiếp tục sưng do nhiều nguyên nhân thì bạn vẫn giữ nguyên chế độ ăn kiêng cho đến khi mũi hồi phục.
V – Kết quả trước sau nâng mũi 1 tháng tại Kangnam
Với cách chăm sóc sau nâng mũi được bác sĩ Kangnam hướng dẫn chi tiết ở trên, rất nhiều khách hàng đã sở hữu ngay dáng mũi cao đẹp, tự nhiên như ý chỉ sau 1 tháng nâng mũi.
CẬN CẢNH Khách hàng tái khám NÂNG MŨI CẤU TRÚC 4D sau 1 tháng
Mũi cao cố định, da mũi mịn màng nhờ chăm sóc sau nâng mũi đúng cách của chị K.O (Hà Tĩnh)
Nam ca sĩ Đức Phúc chia sẻ hình ảnh trước sau gây “sốc” nhờ quyết định nâng mũi thẩm mỹ
Chị gái N. A (Hà Nội) duyên dáng với dáng mũi Sline nhờ nâng mũi cấu trúc ở Kangnam
Bác sĩ Đinh Nho Liêm sở hữu dáng mũi cao thẳng sau nâng và sữa mũi 1 tháng tại Kangnam
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
TƯ VẤN 24/7: 1900.6466
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
- (Thu gọn cánh mũi) Cắt cánh mũi có đau không? Có nguy hiểm không??
- Cận cảnh quy trình cắt mí mắt tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà
- Nguyễn Hoàng Oanh Hành Trình Lột Xác mùa 3 – Phép màu là có thực?
- Nâng mũi bao lâu thì được trang điểm và rửa mặt? Một số thắc mắc khác
- Hướng dẫn thu gọn cánh mũi không cần phẫu thuật ngay tại nhà!
- Chi phí nâng mũi giá bao nhiêu? Bảng giá nâng/sửa mũi Kangnam 2019 – 2020